Phong Thủy Âm Trạch – Mộ Phần Từ A Đến Z (Phần 6)

4. Về Âm Trạch

Âm trạch hay phần mộ chính là nơi an táng linh cữu của tổ tiên, là nơi các bậc tiền bối yên nghỉ vĩnh hằng. Vì thổ táng là phương thức chôn cất truyền thống của dân tộc Hán từ hàng ngàn năm nay nên việc lựa chọn phần mộ là vô cùng quan trọng.

4.1 Về Đất An Táng

4.1.1  Về Việc Chọn Đất An Táng Trên Thực Địa:

Người Việt Nam rất coi trọng  việc chọn phương hướng, địa hình, thế đất để đặt mộ, xây nhà và các công trình khác. Trong đó, việc chọn đất đặt mộ được đưa lên hàng đầu, vì cho rằng: nếu được thế đất tốt để đặt mộ thì dòng họ sau này sẽ thịnh vượng.

Khái Lược Về Chọn Đất An Táng

Chọn Âm Trạch, Dương Trạch nhất định phải chọn nơi núi lớn, sông lớn giao hội.
Nhưng sơn, thủy tụ hợp lại có sự khác nhau giữa nơi bằng phẳng với nơi sơn cốc. Nơi núi vòng trở lại, thủy bao quanh chứa đầy sinh khí thì mới tốt, mới cao quý.
Nếu bỗng dưng ngọn núi nghiêng lệch, hướng ra phía khác mà đi thì nơi đó chẳng có gì tốt.
Nếu 2 dãy hộ sa (núi bảo vệ) chắp tay vái nhau, hộ vệ huyệt cơ nghiêm trang đoan chính, không có tương phản cốt, thì huyệt vị đó dù không lớn cũng có thể đặt huyệt mộ rất bình an, cát tường, trong vòng 100 năm gia nghiệp ngày 1 hưng vượng.
Âm Trạch có 5 loại núi không được chôn cất (mai táng) ở đó:
– 1 là  núi đá, vì khí chỉ vận hành trong đất
– 2 là núi đứt đôi, vì khí đến bằng mạch
– 3 là núi còn non tuổi, vì khí hòa hoãn mà sinh ra
– 4 là đạo sơn (núi làm cầu dẫn), vì khí dừng lại do thế núi
– 5 là núi cô độc, vì khí theo long mà tụ hội
5 loại núi này có thể biến thông như: núi đá có huyệt đất, núi còn non nhưng khô ráo … thì đều có thể mai táng tạm được (“táng hung” trước khi cải táng  – sang cốt)

 Xác Định Đất Cát Âm Phần Trên Thực Địa:

Thời xưa, chọn đất huyệt mộ là vấn đề được lưu tâm hàng đầu.
Cổ nhân cho rằng: nó ảnh hưởng tới sự phát đạt, hưng thịnh của con cháu dòng họ sau này, rồi kén chọn ngôi đất để xương cốt của ông cha giữ được lâu bền, không bị mối mọt hoặc mục ải, đặng tránh những điều có thể làm đau xót tới vong hồn người chết và có hại cho con cháu.

Nguyên Lý Cơ Bản:

Phong thủy giữa Âm Trạch và Dương Trạch có nhiều điểm tương đồng.
Chọn đất Âm trạch cũng tìm chọn thế đất, địa hình, cung hướng tốt và sơn hướng tốt như Dương trạch.

Cụ thể, coi thế là thế lai rồng (rồng đến):

  • Rồng đến mà to, mạnh mới đem lại vận khí tốt
  • Rồng đến mà quá nhỏ, quá yếu, quá tầm thường, quá nhiều chi nhánh, quá cứng nhắc thì hình được tạo nên sẽ không đẹp
  • Rồng xuất phát từ Bắc chầu về Nam là thế chính
  • Rồng xuất phát từ Tây – Bắc tác chầu Đông –  Nam là thế bên
  • Rồng ngược dòng nước chầu lên thuận nước bơi xuống là thế nghịch
  • Rồng thuận nước chầu xuống ngược nước mà lên là thế thuận
  • Rồng quay đầu chầu về núi tổ là thế quay lại

Căn cứ vào hình dáng, tư thế thực tế lại chia thành 9 rồng:

  •  Hồi Long (rồng quay đầu lại), cuộn mình chầu về tông tổ như rồng đang liếm đuôi, hổ đang quay đầu lại
  •  Xuất Dương Long (rồng ngoài biển cả) hình thế đặc biệt thoải mái, uốn khúc vẫy như thú ra khỏi rừng như thuyền qua biển cả
  •  Giáng Long (rồng sa xuống) hình thế thanh tú, dáng vẻ uy nghiêm
  •  Sinh Long (rồng sống động) hình thế e ấp chi tiết rõ ràng
  •  Phi Long (rồng bay) hình thế đang bay, nhanh nhẹn, uyển chuyển
  •  Ngọa Long (rồng nằm) hình thế nằm im thư giãn
  •  Ẩn Long (rồng ẩn) hình thể mờ ảo, mạch lý chìm mà dài
  •  Đằng Long (rồng bay lên) hình thể cao vợi
  •  Lĩnh Quần Long (nhóm rồng) hình thể đuổi nhau dày đặc mà quấn quít

4.2. Bốn Nguyên Tắc Chọn Đất An Táng Theo Phong Thủy Cơ Bản

Mảnh đất nào phù hợp 4 nguyên tắc sau thì gọi là Cát Huyệt: Long Chân – Huyệt Đích – Sa Bao – Thủy Bọc

– Long Chân: là mạch núi có sinh khí lưu động. Trong đất có sinh khí, tuy vô hình nhưng có thể biết được.

– Huyệt Đích: là tìm đúng “Huyệt Kết”, sinh khí chảy không nhất thiết tạo thành huyệt kết, mà huyệt tụ được sinh khí, không làm tản sinh khí.

– Sa Bao: là núi ở gần huyệt địa. Huyệt mộ mà được gò, núi bao bọc thì khí tụ. Chia thành 4 Sa như sau: Thị Sa – 2 bên phí trước huyệt có thể ngăn chặn gió xấu, Vệ Sa – ôm ấp long mạch, chống lại gió từ bên ngoài, tăng cường khí bên trong, Nghênh Sa – bao quanh trước huyệt, Triều Sa – đứng 1 mình nơi cao nhất trước huyệt vị.

– Thủy Bọc: là dòng nước, hồ, ao, sông suối, thậm chí biển cả ở gần huyệt vị. Nếu trước huyệt mộ có dòng nước chảy từ từ, khiến cho khí không chảy tán (tụ hội sinh khí) thì tốt.

Tóm lại: Phong thủy Âm trạch nghiên cứu sự phối hợp của Sa + Thủy, tất cả được hình thành từ quan niệm về Khí.

– Sinh khí theo thế uyển chuyển của long mạch mà tụ, nơi tập hợp long mạch dễ sinh vượng khí.

Nếu có sự bảo vệ của thủy, khí sẽ không bị tiêu tán, đó là nơi sinh khí thịnh vượng nhất, mới phù hợp đặt quan tài, xây huyệt mộ.

Sinh khí được hình thành trong thủy sẽ dừng ở giữa núi, còn được hình thành trên núi sẽ hội tụ ở thủy
– Phong thủy đặc biệt chú trọng: Phong ẩn tàng, khí tụ hội, sơn lượn vòng, thủy ôm ấp.
Do đó, Sa (búi bao quanh huyệt vị) phải dồi dào để đam đường, còn Thủy phải quanh co nhưng có giới hạn, như thế mới có thể hình thành nên cách cục cát lợi phong ẩn tàng, khí tụ hội.

4.2.1 Căn Cứ Hướng Gió – Mạch Đất Để Xác Định Đất Huyệt

Tức là xác định hướng huyệt đê đón gió lành và vào long mạch để nhận sự mát mẻ của nước ngầm dưới đất.

  • 1 ngôi mộ tập trung được đủ mọi yếu tố (đầu não hướng nhận mọi long mạch chạy tới, có đủ sơn thủy) là đất vượng.
  • Ngoài ra trước huyệt phải có “Minh đường thủy tụ”, phía sau phải có “Long mạch thu thúc”, phía ngoài phải có “Bàng sa triều củng”, cốt phải có “tụ khí tàng phong”
  •  Địa lý phong thủy mồ mả có câu: “Tiền phần hậu trạch gia tăng quan – hậu phần tiền trạch tán gia bại sản” nghĩa là mồ mả trước nhà thì tốt, con cháu phát đạt, còn nếu mồ mả ở sau nhà đang ở thì xấu

**Lưu ý:

  • Chọn đất huyệt phải theo tuổi người chết
  •  Quay về hướng sinh khí
  •  Đường đi vô mộ ở bên tay phải
  • Phía sau gần núi thì trở đầu về phía núi
  • Gần sông thì đặt chân về phía sông
  • Gần chùa thì trở đầu về phía chùa (không nên trở đầu về đình, miếu)
  • Nếu có đất rộng thì để phía đầu được rộng, cao là tốt.

4.2.2 Nguyên Tắc Chọn Đất Đặt Mộ Theo Tam Cương – Ngũ Thường: 

Các cụ xưa vận dụng đạo Tam Cương (cha con: cha là giềng mối của con, vui tôi: vua là giếng mối của tôi, vợ chồng: chồng là giềng mối của vợ) và Ngũ Thường (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín) vào phong thủy.

Trong đó, Tam Cương chỉ khí mạch, minh đường, thủy khẩu; Ngũ Thường chỉ long, huyệt, sa, thủy, hướng.

– Về Tam Cương: 

  •  Khí mạch là giếng mối của phú quý, bần tiện
  •  Minh đường là giềng mối của đẹp, xấu, sa, thủy
  •  Thủy khẩu là giếng mối của sinh vượng, tử tuyệt

– Về Ngũ Thường:

  •  Long: cần chân long, long mạch (khí mạch) sa, lớn, mạch dài, uốn lượn có thể nghênh đón là cát mạch; Long chân là long mạch phải đúng tức có Thái tổ sơn, Thiếu tổ sơn, Phụ mẫu sơn.
  •  Huyệt: cần bằng phẳng gọi là long thế ngăn khí, huyệt cát; Huyệt kết là huyệt tụ sinh khí của long mạch
  •  Sa: cần tú (đẹp); sa bao là gò đất ở gần huyệt địa có thể bao bọc
  •  Thủy: cần bao bọc; Thủy là nguồn của tiền của, là ngoại khí của sinh khí; nếu chảy quanh mộ là sinh thủy thì vượng; Thủy chảy bao bọc bảo vệ huyệt là cát thủy; Nếu đi không về, tiền của tiêu tán, là đất không vong, còn gọi là Tử Địa hoặc Tuyệt Địa, cho nên nói cửa sông (thủy khẩu) là yếu tốt quan trọng nhất của sinh vượng, tử tuyệt. Thủy bọc là dòng nước chảy từ từ bao quanh huyệt mộ
    “Đắc Thủy thứ nhất – Tàng Phong thứ hai”
  •  Hướng: cần cát hướng: hướng huyệt nên tránh 4 hướng hung (ngũ quỉ, tuyệt mệnh, họa hại, lục sát), tìm 4 hướng cát (sinh khí, thiên y, diên niên, phúc đức).
    Chọn đất đặt mộ nên theo 5 nguyên tắc của Ngũ Thường.

    Thực tế hình địa chỉ 1 góc của hoàn cảnh (thế đất), hình do thế tạo thành, hình cụ thể lại quyết định huyệt tốt hay xấu. Cho nên ứng dụng phong thủy âm trạch có 1 số điểm khác so với dương trạch:

  •  Phải tránh chỗ lộ gió (chỗ huyệt mà bị gió lùa vào thì khí tán không kết)
  •  Tìm chỗ gần nước (nếu có nước hãm lại thì khí tụ mới kết huyệt) mới có khí mạch, long mạch
  •  Chọn huyệt địa tốt là lưng tựa núi, mặt ngó biển, sông, ao hồ
    Tìm huyệt tốt để mai táng cần chọn những nơi có đặc điểm sau:
  •  Nếu là nơi bùn lầy có xuất hiện thái cực vượng (có những nét hoa văn hiện lên như thái cực đồ)
  •  Sắc bùn phải tơi nhuận, sáng đẹp không dính tay, còn quá khô hoặc quá ướt thì nên tránh
  •  Trong huyệt không có uế khí xông lên
    Nếu đạt được các điều trên, dù không phải đại huyệt thì cũng không sợ là hung huyệt

4.2.3 Điều Kiện Về Phong Thủy Học Đối Với Huyệt Mộ

Yêu cầu về Long – Huyệt – Sa – Thủy của Huyệt Mộ, gồm:

  • Long phải sinh vượng tức long mạch phải dài, khí đến thì huyệt kết
  • Sa phải sáng tức gò Thanh Long, Bạch Hổ phải rõ ràng, sáng sủa
  • Thủy phải đọng tức nước phải ngưng đọng, bao bọc huyệt mộ
  • Sơn phải bao tức núi bao quanh huyệt mộ, núi phải cao, núi triều mộ, gò hướng mộ
  • Đường phải rộng, sáng, phẳng vì minh đường rộng, sáng, phẳng sẽ giữ được khí, gió, thủy
  • Huyệt phải tàng vì huyệt giữ được khí mạch ắt tàng phong
  • Tiền có quan, trước mộ có “quan tinh”(gò nhỏ)
  • Phòng có thần, sau mộ có “quỉ tinh”(gò nhỏ)
  • Hậu có chầm lạc, sau mộ có gò nhỏ như chiếc gối
  • Hai bên có giáp chiếu, 2 bên mộ có gò nhỏ như 2 tay để bảo vệ mộ
  • Bát Quốc không được khuyết, tức bát phương đều có núi, gò che chắn
  • La Thành không được tả, tức các núi bao bọc như thành không được tản mát

4.2.4 Mười Điều Quan Trọng Xem Xét Huyệt Mộ Cụ Thể:

  • 1. Long mạch chạy trong đất, đi từ Thái tổ sơn đến huyệt mộ thông suốt
  • 2. Hai bên huyệt mộ phải có gò Thanh Long – Bạch Hộ bảo vệ
  • 3. Dòng nước chảy quanh huyệt mộ, đây là mộ đắc thủy, cát mộ
  • 4. Dòng nước chảy quanh huyệt mộ (thế tả, hữu chạy quanh) mộ đắc thủy, cát mộ
  • 5. Núi Thái tổ, Thiếu tổ, núi huyệt mộ đều phải đầy đặn
  • 6. Chân gò Thanh Long – Bạch Hổ bao bọc huyệt mộ, bảo vệ huyệt mộ
  • 7. Minh Đường phải rộng, bằng phẳng, không méo lệch
  • 8. Cửa sông nên hẹp, kín, nước chảy không đâm vào huyệt mộ
  • 9. Triều sơn – Án sơn đều hướng vào minh đường
  • 10. Dòng nước chảy bao quanh huyệt mộ ngoằn ngèo uốn lượn nhiều chỗ

Địa Hình Thập Phú:

  • 1. Nhất phú: vùng đất trước mộ rộng lớn, chứa nổi vạn người, con cháu làm quan to, giàu có ( thế minh đường cao lớn, rộng lớn)
  • 2. Nhị phú: Triều sơn (núi trước mộ ở xa khách), huyệt mộ cùng hướng về nhau (thế khách chủ cùng nghênh đón)
  • 3. Tam phú: thế núi, thế đất như rồng từ trên trời lao xuống hoặc tả Thanh Long hữu Bạch hổ thuần phục bảo vệ huyệt mộ (thế giáng long phục hổ)
  • 4. Tứ phú: Chu tước là núi trước mộ như chuông treo linh động tròn trĩnh không lệch, không xiên (thế mộc tước huyền chung xẻ gỗ chuông reo)
  • 5. Ngũ phú: 5 ngọn núi (Kim,Mộc,Thủy,Hỏa,Thổ) từ núi phát mạch đến núi, gò có huyệt mộ đẹp cao sừng sững (thế ngũ sơn củng tú)
  • 6. Lục phú: chỉ 4 dòng nước đều chảy về minh đường (thế tứ thủy qui triều)
  • 7. Thất phú: các núi có chân ôm huyệt mộ (thế sơn sơn chuyển cước)
  • 8. Bát phú: các núi đầy đặn, tròn và đẹp, kỵ lệch, xéo (thế lĩnh lĩnh nguyên phong)
  • 9. Cửu phú: gò Thanh Long dài vươn ra bao tới gò Bạch Hổ ( thế long cao bao hổ)
  • 10. Thập phú: cửa sông (thủy khẩu) đóng chặt vì có đóng thì nước không đi ( thế thủy khẩu khẩn bế)

Địa Hình Thập Quí:

  • 1. Nhất quí: gò Thanh Long có thêm gò Tùy Long cùng ôm huyệt mộ (thế thanh long song ủng)
  • 2. Nhì quí: gò Thanh Long và Bạch Hổ có thế cao, nhưng không được cao hơn gò huyệt mộ (thế long hổ cao tủng)
  • 3. Tam quí: gò huyệt mộ đẹp (thế hằng nga thanh tú)
  • 4. Tứ quí: các ngọn núi có long mạch đầy đặn ( thế cờ trống viên phong)
  • 5. Ngũ quí: 2 ngọn núi Án sơn, Triều sơn thanh tú, đẹp, cao như giá bút (thế nghiên tiền – bút giá)
  • 6. Lục quí: huyệt như chuông úp được lộc quan ( thế quan lộc phúc chung)
  • 7. Thất quí: gò Bạch Hổ thuần nhu ( thế viên sinh bạch hổ)
  • 8. Bát quí: gò Thanh Long cao đẹp (thế đốn bút)
  • 9. Cửu quí: núi Huyền vũ sau huyệt mộ (bình phong) vuông cao, bằng phẳng, như ngựa phi là ám chỉ huyệt được che chắn (thế bình phong tẩu mã)
  • 10. Thập quí: các dòng nước ôm huyệt mộ (thế thủy khẩu trùng trùng)

Địa Hình 10 Nghèo (Thập Bần):

  • 1. Nhất bần: cửa sông không kín, khí không tụ, theo nước trôi đi (thế thủy khẩu bất tỏa, không khóa)
  • 2. Nhì bần: chỗ cửa sông nước chảy đi, sinh khí không tụ ở minh đường (thế thủ lạc không vong)
  • 3. Tam bần: cửa sông đổ vỡ, khí theo dòng nước đi không có gò ngăn lại (thế thành môn phá hậu)
  • 4. Tứ bần: cửa sông vỡ tan, khí không tụ lại (thế thủy phá trực môn)
  • 5. Ngũ bần: nước không chảy thuận mà quay lưng vào huyệt mộ, tức chảy đi (thế tứ thủy vô tình)
  • 6. Lục bần: nước sông chảy thẳng tới thiên tâm (tâm minh đường) xói mòn, làm mất thế minh đường (thế thủy phá thiên tâm)
  • 7. Thất bần: nước chảy chậm, băng lậu (thế sàn sàn thủy tiếu)
  • 8. Bát bần: thủy không bao, ngẫng đầu mà đi (thế tứ cố bất ứng)
  • 9. Cửu bần: núi sông không bao bọc (thế cô độc, độc long)
  • 10. Thập bần: gió thổi vào huyệt, khí theo gió đi (thế bối hậu ngưỡng phong)

10 Địa Hình Thập Tiện (10 Hèn):

  • 1. Nhất tiện: gió từ 8 hường thổi vào huyệt làm khí tiêu tán (thế bát phong xúy huyệt)
  • 2. Nhì tiện: gió Chu tước trước mộ vô tình, không triều bái, không nhảy múa (thế chu tước tiêu sách)
  • 3. Tam tiện: gò Thanh Long không ôm huyệt mộ, có thế bay đi (thế thanh long phi khứ)
  • 4. Tứ tiện: cửa sông chia dòng, dòng nước chảy đi không bao huyệt mộ (thế thủy khẩu phân lưu)
  • 5. Ngũ tiện: các núi không hướng về huyệt mộ, dòng nước cong đuôi chảy đi, không bao bọc huyệt mộ (thế bãi đầu kiều vĩ)
  • 6. Lục tiện: gò Chu tước, huyền vũ nhỏ thấp hoặc không có gió thổi tản khí huyệt mộ (thế tiền hậu xuyên phong)
  • 7. Thất tiện: núi không triều, nước không ôm huyệt (thế sơn phi thủy khẩu)
  • 8. Bát tiện: không có gò Thanh long và Bạch hổ ( thế tả hữu giai không)
  • 9. Cửu tiện: núi đổ, nước cạn (thế sơn bằng thủy liệt)
  • 10. Thập tiện: có huyệt mộ nhưng không có Án sơn, Triều sơn (thế hữu chủ vô khách)

11 Mười kiểu Đất Kỵ An Táng

  • 1. Ở đa hình đá cuội thô, vì địa hình này nhiều sát khí
  • 2. Ở địa hình cấp thủy tháng đầu, tức ở bãi bồi, địa hình nước chảy xiết trực xung huyệt địa, khí mạch bị tản theo dòng nước
  • 3. Ở địa hình câu nguồn tuyệt cảnh, tức địa hình nguồn nước cạn khô, khí không có dòng nước che chắn bao bọc
  • 4. Ở địa hình cô độc sơn đầu, tức núi có khí mạch cô đơn, chủ cô độc, không nương tựa
  • 5. Ở trước đền, sau miếu, nếu an táng ở đó ví như tranh địa khí với thần linh, đại hung
  • 6. Ở địa hình tả hữu hưu tù, hình thế hẹp, không có Thanh long Bạch hổ như bị tù hãm, bất lợi
  • 7. Ở địa hình núi, gò lung tung, vì các núi không phân biệt chủ khách, trên dưới, hỗn loạn, huyệt mạch không thông
  • 8. Ở địa hình phong thủy bi sầu, vì cảnh bi ai buồn bã, bất lợi cho huyệt địa
  • 9. Ở nơi đất thấp, vì đất trũng không có vẻ tôn nghiêm, tư cách thấp hèn, huyệt mộ ngập nước, khí lạnh quanh năm
  • 10. Ở nơi gò Thanh long Bạch hổ đầu nhọn, 2 gò này phải thấp hơn gò mộ huyệt và không được nhọn đầu xiên và gò mộ

4.2.6 Xem Xét Đất Huyệt Mộ Trên Thực Địa:

4 Phương Pháp Táng Dựa Vào Sinh Khí:

  • Khi hạ táng, phải quan sát nơi sinh khí xuất hiện đầu tiên (cao thấp của địa thế từ xa tới) và nơi sinh khí ngưng tụ (vị trí của địa hình bao bọc trực tiếp xung quanh) để tìm ra nơi có thể nương tựa (vị trí chôn cất).
  • Tức là phải quan sát hình trạng sơn thủy 4 phía bao quanh.
  • Nếu chỉ có 1 lớp bao quanh thì không thể chuẩn xác được.
  • Nếu có sự bao bọc xung quanh 3 đến 5 lớp núi thì có thể khẳng định chân huyệt tốt.
Tất Cả Huyệt Mộ Phải Đặt Theo Nguyên Tắc:

Sau lưng là núi, đồi, gò đất cao, trước mặt có án sơn, 2 bên có gò Thanh long và Bạch hổ
Nếu có triều sơn thì tốt, không có cũng chẳng sao.
Nhắc lại: Thanh long dài hơn Bạch hổ, huyệt địa cao hơn Thanh long, Thanh long cao hơn Bạch hổ
Khuyết bạch hổ thì xấu, khuyết thanh long phải có dòng nước thay, nếu không cũng xấu.

Xem Xét Mộ Huyệt Trên Thực Địa

Nơi đặt mộ cần có: đất ở đằng trước mặt mộ gọi là “Minh Đường” – xa và lớn là Ngoại Minh Đường – nhỏ và gần là Nội Minh Đường để tụ linh khí, bên trái là Thanh Long – phải là Bạch Hổ.
Xung quanh núi, đồi bao bọc sinh tụ khí.

Chi tiết gồm:

Ngoại Cảnh Ảnh Hưởng Đến Tài Vận

  •  Khuyết Bạch Hổ Sa: tức nước chảy từ phương Bạch Hổ đến  (Thanh Long Sa tiếp nhận Thủy Cục)
    Phải đi, trái đến (tức là phải đến trái sơn)
  •  Khuyết Thanh Long Sa: tức nước chảy từ phương Thanh Long đến (trái đi, phải đón nhận)
  •  Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ : Bạch Hổ phá nhận nước từ xa. Bạch Hổ Sa là nghịch quan phá – chủ về tài vượng. Nếu Thanh Long Sa dài mà Bạch Hổ ngắn là thế thuận quan – ắt phá sản.
  •  Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ: (nước chảy phải sang trái) long phải dài vây lấy hổ.

4.2.7 Những Dấu Hiệu Của Huyệt Cát (Tốt)

– Nhập Thủ đầy đăn: nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn cây cỏ tốt tươi thì đó là mộ phát phú quí

– Đất mịn ngũ sắc hoặc đất màu hồng vàng. Sau khi đào thấy đất ở dưới có màu ngũ sắc hoặc màu hồng, son đậm, hông vàng có vân, đất này gọi là “Thái cực biên huân”, dễ phát đạt quan chức, học vị cao

4.2.8 Những Dấu Hiệu Của Huyệt Hung (Xấu)

– Huyệt Bần: huyệt mộ không có đồi, dòng nước bao bọc, dòng nước chảy thẳng xối vào huyệt mộ

– Huyệt Hèn: huyệt mộ không có đồi núi, dòng nước bao bọc, dòng nước quay lưng chảy qua huyệt mộ

4.2.9 Xem Xét Huyệt Đích Trên Thực Địa:

Có 13 loại hình huyệt: Nhũ đầu (núm trên đầu huyệt), Kiềm khẩu (mở miệng) là loại hình chính huyệt, các hình tượng khác đều là hình quái huyệt.

Sơ Lược Huyệt Tinh

Nói về mộ thì đầu tiên phải xem Huyệt Tinh, tức là nơi huyệt kết dưới chân núi Phụ mẫu, là nơi sinh khí của long mạch ngưng tụ, thường là gò đất nhỏ hơi lồi.

Hình dáng của Huyệt Tinh rất phong phú, nói chung có thể chia làm 4 loại: Oa – Kiềm – Nhu – Đột (nhưng thực ra chỉ có 2 loại Âm và Dương mà thôi)

Huyệt Dương: 

  • Kiềm (hình chữ U): huyệt dương dài gọi là Kiềm và là biểu tượng Xa Hiệp Thủy
  • Oa: huyệt dương tròn gọi là Oa

Huyệt Âm:

  • Nhu: huyệt âm dài gọi là Nhu
  • Đột: huyệt âm ngắn gọi là Đột

Đặt Huyệt Mộ:

Cổ nhân có câu “3 năm tìm huyệt tinh, 10 năm đặt huyệt mộ”, điều này chứng tỏ đặt huyệt mộ vô cùng khó.
Điểm huyệt là khâu quan trọng nhất trong thuật xem tướng đất, sau khi xem qua long mạch và minh đường rồi mới đến điểm huyệt.

Mấu chốt của điểm huyệt chính là xem xét kỹ càng sau khi đã xác định được phương vị của long, sa, thủy, tìm được điểm chính xác sẽ khiến khí lành tụ hội, khí xấu rân ra.

Huyệt Như Thế Nào Mới Là Tốt?

  • Đầu tiên là xác định được chân long, mới tìm được chân huyệt.
  • Sau đó xem long, hổ, minh đường, la thành, thủy khẩu có được thế uy phong không.
  • Nếu sơn thủy dựa vào nhau thì đa phần là chân  và ngược lại sơn tựa lung vào nhau thì đa phần là giả.
  • Xem xét điểm huyệt cũng phải dựa vào khí, không có núi tụ khí tốt sẽ không thể điểm huyệt, mà huyệt thì có mối quan hệ với long mạch và kết cấu đất, hướng đất, v.v…
  • Tức là cần phải xem xét 1 cách toàn diện mới tiến hành xác định mức độ cũng như phương vị để điểm huyệt.
  • Đảo Trượng (cách lập huyệt đặt quan tài) là cách suy đoán liên quan đến việc lập huyệt mộ, đặt quan quách.
  • Đảo Trượng có thể chia thành nhiều loại (phép đặt huyệt mộ) tùy theo quan hệ giữa vị trí của huyệt vị và long mạch, tức có 12 phép đặt huyệt mộ gồm: Thuận Trượng – Nghịch Trượng – Súc Trượng – Xuyết Trượng – Khai Trượng – Xuyên Trượng – Ly Trượng – Đối Trượng – Một Trượng – Tải Trượng – Đầu Trượng – Phạm Trượng.

Hướng Và Tọa Của Ngôi Mộ:

Sau khi chọn xong huyệt mộ, tiếp theo đặt hướng của mộ. Để xác định cần phải dùng la bàn chọn hướng cát, ở đây có 2 khái niệm Tọa và Hướng.

Hướng Mộ (nhìn): phương hướng của bia mộ (trung tâm của bia mộ)

Tọa (ngồi): bản thân của mộ là tọa

Trach Thời (thời gian chôn cất)

  • Đây là 1 mắt xích quan trọng trong phong thủy âm trạch, nó không chỉ chú trọng chọn vị trí đất để an táng mà còn coi trọng cả việc chọn thời gian để chôn cất.
  • Phong thủy âm trạch cho rằng, thiên đạo và địa đạo phối hợp hài hòa với nhau tạo nên Trạch Cát.
  • Thời gian chôn cất có thể bổ khuyết cho hạn chế của hình đất, phù hợp với 2 chữ Kham Dư ( kham là thiên đạo, dư là địa đạo), do đó cần phải chọn được thời gian phù hợp khi mai táng.
  • Có nhiều phương pháp chọn thời gian như: học thuyết Âm Dương, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành, xem xét về thiên thời địa lợi nhân hòa để chọn điều cát lợi, tránh điều hung họa.
  • Thông qua chọn thời gian có thể thay đổi vận mệnh con người, khiến gia đình hưng vượng, tiền tài tăng thêm.

Thiện Đức

  • Là mấu chốt căn bản của phong thủy huyệt mộ.
  • Ý nghĩa của cảm ứng chính là sự thuận theo, thích ứng với thiên đạo.
  • Đạo của trời không cần lời nói cũng tự rõ, là phúc hay họa đều xuất phát từ đó.
  • Dân gian có câu:”lựa chọn mộ phần tốt không bằng tâm địa tốt của con người”. Vì thế, muốn tìm được phần mộ tốt trước hết phải lấy tích đức làm gốc.
  • Nếu thu thiện tích đức nhiều thì nhất định trời đất cảm ứng sẽ cho chúng ta 1 nơi tốt để an táng để phúc lại cho con cháu.
  • Nếu không ngừng tác ác thì trời sẽ sắp đặt  an táng ở mảnh đất xấu, để họa đến cả con cháu.
  • Nhân tâm dẫn dắt khí thế, mà khí thế lại phù hợp với đức hạnh, 1 tâm 1 khí hình thành nên sự cảm ứng lẫn nhau.

Huyệt Cát – Táng Hung:

Đôi khi tìm được huyệt cát nhưng sau khi an táng lại trở thành huyệt hung khiến gia chủ mất chức quan, đày ra biên ải, tù tội, gia đình sa sút.

Họa này là do không hiểu phép “hóa huyền không lý khi” khi đặt mộ gây ra.
Theo phép này nếu đặt mộ nhằm ở Nhâm nhìn hướng Bính hoặc năm ở Bính nhìn hướng Nhâm thì trong 20 năm đầu của vòng thượng nguyên (vòng lục thập hoa giáp) phạm “phản ngâm phục ngâm”, nếu cứ an táng, họa khắc sinh ra.

Dòng nước chảy thẳng chỉa vào huyệt mộ là Hung
Tuy là mộ được dòng nước bao bọc, song có 3 dòng nước xối sau lưng huyệt mộ, đất sau mộ bị lở dần, gây kinh động, vì vậy không nên đặt mộ ở đây

Dòng nước quay bụng tạo nên huyệt Cát
Dòng nước quay lưng gây nên huyệt Hung.


Dòng nước quay lưng vào huyệt mộ, tức kim thành phản cung. Nếu táng vào huyệt này, gần thì 3 tháng xa thì 3 năm ắt bị sát thương, kiện cáo, tiền của không còn, người chết.

Huyệt Cát, táng hung còn là do chọn giờ, ngày hạ huyệt xấu.


Vì vậy chọn giờ hạ huyệt vo cùng quan trọng, nên chọn vào giờ tốt như ngày hoàng đạo (nhập thủ nơi đường khi vào mộ).

Muốn Tránh Hung – Phùng Cát:

Xem sách “Lý số Hà Lạc” và “Huyền Không Ngũ Hành” hoặc “Thẩm Thị Huyền Không Học”
Để đặt mộ đúng hướng, có ghi chép rất tỉ mỉ

Căn cứ vào phép Ngũ hành sinh khắc để đặt hướng mộ, cần chọn giờ, ngày phù hợp

4.2.Sơ Đồ Mai Táng Người Quá Cố

4.2.1 Quẻ Đông Tứ Trạch:

 Phong Thủy Trạch Khảm:

Cho người quá cố có cung phi – quẻ Khảm


Thuộc hành Thủy, hướng Bắc (tọa – ngồi Bắc, phục vị; nhìn – hướng Nam, diên niên); phương án chủ đạo: Nhâm – Tí – Quí

Xét các phương án lựa chọn: có thể mở cửa ở các hướng:

  • Đông Nam (sinh khí) tốt nhất
  • Chính Đông (thiên y) tốt nhì
  • Chính Nam (diên niên) tốt ba
  • Chính Bắc (phục vị) tốt bốn

    Sơ đồ tổng thể:

4 Cửa Lành
Đông – Nam Sinh Khí
Hướng Đông Thiên Y
Hướng Nam Diên Niên
Hướng Bắc Phục Vị

Ghi chú: 4 cửa lành ở sở đồ tổng thể là để định hướng mộ huyệt. Chiều mũi tên ở Sơ Đồ Chi Tiết là để mở cửa mộ huyệt

 

unnamed (33)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Khảm

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Ngọ (Vượng trang) Tí (Thân hôn) Tốt
Đinh (Hưng phước) Quý (Hoan lạc) Tốt
Dậu (Tấn điền) Mậu (Tấn tài) Tốt Vừa
Càn (Vinh phú) Tốn (Quan tước) Tốt Vừa
Tí (Thân hôn) Ngọ (Vượng trang) Tốt Vừa
Quý (Hoan lạc) Đinh (Hưng phước) Tốt Vừa
Hợi (Thiếu vong) Tỵ (Quan quí) Tạm Được
Giáp (Ôn hoàng) Canh (Vượng tâm) Tạm Được
Mão (Tấn tài) Dậu (Tấn điền) Tạm Được
Tốn (Quan tước) Càn (Vinh phú) Tạm Được
Khôn (Điên cuồng) Cấn (Vượng tài) Tạm Được
Thân (Khẩu thiệt) Dần (Phước đức) Tạm Được

 

Phong Thủy Trạch Ly

Cho người quá cố có cung phi – que Ly

Thuộc hành Hỏa hướng Nam (tọa – ngồi Nam, phục vị; nhìn – hướng Bắc, diên niên); phương án chủ đạo: Bính – Ngọ – Đinh

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Đông – sinh khí tốt nhất
  • Đông Nam – thiên y tốt nhì
  • Chính Bắc – diên niên tốt ba
  • Chính Nam – phục vi tốt bốn

    Sơ đồ tổng thể:

4 Cửa Lành
Hướng Đông Sinh Khí
Đông – Nam Thiên Y
Hướng Bắc Diên Niên
Hướng Nam Phục Vị

unnamed (34)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Ly

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Tí (Vượng trang) Ngọ (Thân hôn) Tốt
Quí (Hưng phước) Đinh (Hoan lạc) Tốt
Càn (Quan tước) Tốn (Vinh phú) Tốt Vừa
Dậu (Tấn tài) Mão (Tấn điền) Tốt Vừa
Ngọ (Thân hôn) Tí (Vượng trang) Tốt Vừa
Đinh (Hoan lạc) Quí (Hưng phước) Tốt Vừa
Tỵ (Thiếu vong) Hợi (Quan quí) Tạm Được
Tốn (Vinh phú) Càn (Quan tước) Tạm Được
Mão (Tấn điền) Dậu (Tấn tài) Tạm Được
Dần (Khẩu thiệt) Thân (Phúc đức) Tạm Được
Cấn (Điên cuồng) Không (Vượng tài) Tạm Được
Canh (Ôn hoàng) Giáp (Vượng tâm) Tạm Được

Phong Thủy Trạch Chấn:

Cho người quá cố cung phi – quẻ Chấn

Thuộc hành Mộc hướng Đông (tọa – ngồi Đông, phục vị; nhìn – hướng Tây, tuyệt mệnh); phương án chủ đạo: Giáp – Mão – Ất

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Nam – sinh khí tốt nhất
  • Chính Bắc – thiên y tốt nhì
  • Đông Nam – diên niên tốt ba
  • Chính Đông – phục vi tốt bốn

    Sơ đồ tổng thể:

4 Cửa Lành
Hướng Nam Sinh Khí
Hướng Bắc Thiên Y
Đông Nam Diên Niên
Hướng Đông Phục Vị

Sơ đồ chi tiết:

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Chấn

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Dậu (Vượng trang) Mão (Thân hôn) Tốt
Tân (Hưng phước) Ất (Hoan lạc) Tốt
Càn (Điên cuồng) Tốn (Vượng tài) Tốt Vừa
Hợi (Khẩu thiệt) Tỵ (Phúc đức) Tốt Vừa
Tí (Tấn điền) Ngọ (Tấn tài) Tốt Vừa
Bính (Ôn hoàng) Nhâm (Vượng tâm) Tốt Vừa
Ngọ (Tấn tài) Tí (Tấn điền) Tạm Được
Khôn (Quan tước) Cấn (Vinh phú) Tạm Được
Cấn (Vinh phú) Khôn (Quan tước) Tạm Được
Dần (Thiếu vong) Thân (Quan quí) Tạm Được
Mão (Thân hôn) Dậu (Vượng trang) Tạm Được
Ất (Hoan lạc) Tân (Hưng phước) Tạm Được

unnamed (35)

Phong Thủy Trạch Tốn:

Cho người quá cố cung phi – quẻ Tốn

Thuộc hành Mộc hướng Đông (tọa – ngồi Đông, phục vị; nhìn – hướng Tây, tuyệt mệnh); phương án chủ đạo: Thìn – Tốn – Tỵ

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Bắc – sinh khí tốt nhất
  • Chính Nam – thiên y tốt nhì
  • Chính Đông – diên niên tốt ba
  • Đông Nam – phục vi tốt bốn

Sơ đồ tổng thể:

4 Cửa Lành
Hướng Bắc Sinh Khí
Hướng Nam Thiên y
Hướng Đông Diên Niên
Đông Nam Phục Vị

Sơ đồ chi tiết

unnamed (36)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Tốn

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Tí (Tấn điền) Ngọ (Tấn tài) Tốt
Hợi (Khẩu thiệt) Tỵ (Phúc đức) Tốt Vừa
Càn (Điên cuồng) Tốn (Vượng tài) Tốt Vừa
Tân (Hưng phước) Ất (Hoan lạc) Tốt Vừa
Dậu (Vượng trang) Mão (Thân hôn) Tốt Vừa
Ngọ (Tấn tài) Tí (Tấn điền) Tốt Vừa
Bính (Ôn hoàng) Nhâm (Vượng tâm) Tốt Vừa
Ất (Hoan lạc) Tân (Hưng phước) Tạm Được
Mão (Thân hôn) Dậu (Vượng trang) Tạm Được
Dần (Thiếu vong) Thân (Quan quí) Tạm Được
Cấn (Vinh phú) Khôn (Quan tước) Tạm Được
Khôn (Quan tước) Cấn (Vinh phú) Tạm Được

4.2. Quẻ Tây Tứ Trạch

 Phong Thủy Trạch Khôn

Cho người quá cố cung phi – quẻ Khôn

Thuộc hành Thổ hướng Tây Nam (tọa – ngồi Tây Nam, phục vị; nhìn – hướng Đông Bắc, sinh khí); phương án chủ đạo: Mùi – Khôn – Thân

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Đông Bắc – sinh khí tốt nhất
  • Chính Tây – thiên y tốt nhì
  • Tây Bắc – diên niên tốt ba
  • Tây Nam – phục vi tốt bốn

    Sơ đồ chi tiết:

unnamed (37)

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Khôn

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Cấn (Quan tước) Khôn (Vinh phú) Tốt
Mão (Vượng trang) Dậu (Thân hôn) Tốt Vừa
Ất (Hưng phước) Tân (Hoan lạc) Tốt Vừa
Tốn (Điên cuồng) Càn (Vượng tài) Tốt Vừa
Tỵ (Khẩu thiệt) Hợi (Phước đức) Tốt Vừa
Khôn (Vinh phú) Cấn (Quan tước) Tốt Vừa
Thân (Thiếu vong) Dần (Quan quí) Tạm Được
Dậu (Thân hôn) Mão (Vượng trang) Tạm Được
Tân (Hoan lạc) Ất (Hưng phước) Tạm Được
Nhâm (Ôn hoàng) Bính (Vượng tâm) Tạm Được
Tí (Tấn tài) Ngọ (Tấn điền) Tạm Được
Ngọ (Tấn điền) Tí (Tấn tài) Tạm Được

 

unnamed (38)

 Phong Thủy Trạch Càn

Cho người quá cố cung phi – quẻ Càn

Thuộc hành Kim hướng Tây Bắc (tọa – ngồi Tây Bắc, phục vị; nhìn – hướng Đông Nam, họa hại); phương án chủ đạo: Tuất – Càn – Hợi

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Chính Tây – sinh khí tốt nhất
  • Đông Bắc – thiên y tốt nhì
  • Tây Nam – diên niên tốt ba
  • Tây Bắc – phục vi tốt bốn

    Sơ đồ chi tiết:

 

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Càn

 

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Tốn (Vinh phú) Càn (Quan tước) Tốt
Tỵ (Thiếu vong) Hợi (Quan quí) Tốt
Mão (Tấn điền) Dậu (Tấn tài) Tốt Vừa
Dần (Khẩu thiệt) Thân (Phúc đức) Tốt Vừa
Cấn (Điên cuồng) Khôn (Vượng tài) Tốt Vừa
Quí (Hưng phước) Đinh (Hoan lạc) Tạm Được
Tí (Vượng trang) Ngọ (Thân hôn) Tạm Được
Càn (Quan tước) Tốn (Vinh phú) Tạm Được
Dậu (Tấn tài) Mão (Tấn điền) Tạm Được
Canh (Ôn hoàng) Giáp (Vượng tâm) Tạm Được
Đinh (Hoan lạc) Quí (Hưng phước) Tạm Được
Ngọ (Thân hôn) Tí (Vượng trang) Tạm Được

unnamed (39)

Phong Thủy Trạch Đoài

Cho người quá cố cung phi – quẻ Đoài

Thuộc hành Kim hướng Tây (tọa – ngồi Tây, phục vị; nhìn – hướng Đông, tuyệt mạng); phương án chủ đạo: Canh – Dậu – Tân

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Tây Bắc – sinh khí tốt nhất
  • Tây Nam – thiên y tốt nhì
  • Đông Bắc – diên niên tốt ba
  • Chính Tây – phục vi tốt bốn

Sơ đồ chi tiết:

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Đoài

 

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Mão (Vượng trang) Dậu (Thân hôn) Tốt
Ất (Hưng phước) Tân (Hoan lạc) Tốt
Tốn (Điên cuồng) Càn (Vượng tài) Tốt Vừa
Tỵ (Khẩu thiệt) Hợi (Phước đức) Tốt Vừa
Cấn (Quan tước) Khôn (Vinh phú) Tốt Vừa
Thân (Thiếu vong) Dần (Quan quí) Tạm Được
Khôn (Vinh phú) Cấn (Quan tước) Tạm Được
Ngọ (Tấn điền) Tí (Tấn tài) Tạm Được
Dậu (Thân hôn) Mão (Vượng trang) Tạm Được
Tân (Hoan lạc) Ất (Hưng phước) Tạm Được
Nhâm (Ôn hoàng) Bính (Vượng tâm) Tạm Được
Tí (Tấn tài) Ngọ (Tấn điền) Tạm Được

 

unnamed (40)

Phong Thủy Trạch Cấn

Cho người quá cố cung phi – quẻ Cấn


Thuộc hành Thổ hướng Đông Bắc (tọa – ngồi Đông Bắc, phục vị; nhìn – hướng Tây Nam, sinh khí); phương án chủ đạo: Sửu – Cấn – Dần

Xét các phương án lựa chọn, có thể mở cửa ở các hướng:

  • Tây Nam – sinh khí tốt nhất
  • Tây Bắc – thiên y tốt nhì
  • Tây – diên niên tốt ba
  • Đông Bắc – phục vi tốt bốn

Sơ đồ chi tiết:

Bảng Tổng Hợp Hướng Đặt Mộ Huyệt Tuổi Trạch Cấn

 

Tựa Đầu Hướng (Huyền Quan) Kết Luận
Mùi (Hưng phước) Sửu (Hoan lạc) Tốt
Thân (Điên cuồng) Dần (Vượng tài) Tốt
Sửu (Hoan lạc) Mùi (Hưng phước) Tốt Vừa
Mão (Ôn hoàng) Dậu (Vượng tâm) Tốt Vừa
Ất (Tấn tài) Tân (Tấn điền) Tốt Vừa
Tỵ (Quan tước) Hợi (Vinh phú) Tốt Vừa
Đinh (Vượng trang) Quí (Thân hôn) Tạm Được
Canh (Khẩu thiệt) Giáp (Phước đức) Tạm Được
Tân (Tấn điền) Ất (Tấn tài) Tạm Được
Hợi (Vinh phú) Tỵ (Quan tước) Tạm Được
Nhâm (Thiếu vong) Bính (Quan quí) Tạm Được
Quí (Thân hôn) Đinh (Vượng trang) Tạm Được

Leave a Reply

Tham quan đưa đón tận nhà miễn phí

Play Video

yêu cầu tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn quý khách!