Phong Thủy Âm Trạch – Mộ Phần Từ A Đến Z (Phần 2)
4. Phần tài liệu này được trình bày theo phương pháp xét nhân đinh (người tạ thế) theo hoàn cảnh (thiên thời, địa lợi)
4.1 Xác định điểm trung tâm (nơi đặt la bàn định hướng)
Đặt ở tâm cửa mộ đối với việc xem xét hoàn cảnh xung quanh mộ – ngoại cảnh (chủ yếu trên cơ sở phân tích thiên thời và địa lợi)
Đặt ở tâm ngôi mộ đối với việc xem xét nội hình cho từng nhân đinh – người chết được mai táng
4.2 Dùng la bàn định hướng (đặt tại tâm cửa mộ)
Xác định hướng: tọa – nơi đứng để xem xét, hướng – nơi nhìn và kích thước của cửa mộ
Xác định bày trí nội hình cho nhân đinh (người chết): hướng cửa mộ, cổng lăng, hướng đặt nơi thờ
Trong 2 trường hợp này đều sử dụng la bà 24 hướng, mỗi hướng có 9 vận, tổng là có 216 ô số
4.3 Qui Hướng:
Nam, ngũ hành thuộc Hỏa ở trên
Bắc, ngũ hành thuộc Thủy ở dưới (dựa trên quái đồ tiên thiên)
Đối với việc xét phong cảnh quanh mộ thì ngược lại (dựa trên quái đồ hậu thiên)
Phép Phong Thủy (Thuật Phong Thủy)
1. Về Long Mạch
Phong thủy trọng “sinh khi”, kỵ “gió thổi”, quí “dòng nước”
Phong thủy tốt là phải “Tàng phong , tụ thủy“, tức sinh khí tụ mà không tán, động mà lại tụ và chú trọng đến thời gian, phương vị, địa điểm với quan niệm: núi (sơn long) như vợ, nước (thủy long) như chồng, “Phu tòng phú quí”
1.1 Trong long sơn cốc (núi non, gò đồi) thì đá là xương cốt của núi (xương của long – long mạch), đất là thịt của núi (thịt của long), cây cỏ là lông của núi (lông của long)
Vì vậy có núi thì lấy núi để đoán, không có núi thì lấy nước mà đoán.
Núi quí ở to lớn hùng vĩ, nươc quí ở uốn lượn quanh co; quanh co thì nước với núi có khí tụ, hùng vĩ thì núi với nước có khí nổi (lộ ra).
Hễ chủ sơn (núi chính) mà nhấp nhô uốn lượn, đỉnh cao đẹp đẽ, chi cước (nhánh) đi liền với thân, thế núi nguy nga là núi phát phước long mạch.
Phần mà tản mạn yếu ớt, cứng nhắc phù nề, thô, thẳng đuột, nhọn hoắt đều không tốt
Có 5 trường hợp Hung (dữ) là:
– Núi cao nước xiết
– Núi ngắn nước thẳng
– Núi áp sát cắt nước dòng chảy
– Núi lổn nhổn chẳng có hình thể gì mà nước thì chảy nhiều ngả
– Núi lộ mà nước chảy ngược
Có 5 trường hợp khác nữa cũng là Xấu, gồm:
– Nước tù (không có nguồn chảy về)
– Bờ ruộng ngắn nhỏ
– Vũng rãnh cạn khô
– Nổi cồn bãi
– Nước xoáy ngược ào ào do đất dịch chuyển
Tiếp đến là xem chi sơn (núi nhánh):
Chi sơn phải như kho lẫm, như cờ, như trống, phải có quy cách, như thiên mã qui nhân, như hốt ấn văn bút, như rương vàng kiếm báu
Tác dụng của chi sơn là đưa đón, cung phụng, hộ đỡ, khiến chủ sơn càng oai phong lẫm liệt.
1.2 Trong long bình địa cũng có sinh khí cát tường, bùn đất sẽ theo đó mà lên xuống, lại có chỗ đất cao lên, gọi là bình chi cao địa, thì rất tốt, nhưng cần có Thanh Long, Bạch Hổ bảo vệ, nếu không thì cũng không thật cát lợi ( chỉ nên dựng miếu, đền, không nên dùng cho an táng). Long bình địa (đồng bằng) gọi là nhập thủ (đẹp), Long nhập thủ bằng 5 cách
– Trực (thẳng)
Nhập thủ – Trực long là xông thẳng phía sau lưng, đỉnh đối diện với lai mạch kết huyệt, cách này khí thế mạnh mẽ, phát phú cực nhanh
– Hoành (ngang)
Nhập thủ – Hoành long là hạ xuống bên cạnh
– Hồi (vòng lại)
Nhập thủ – Hồi long là uốn lượn
– Phi (bay)
Nhập thủ – Phi long là kết tụ ở trên
– Tiềm (ẩn)
Nhập thủ – Tiềm long là sa xuống biển
Ngoài ra còn có cách nhập thủ – Xiển Llong là long mạch tránh né. Nếu nhập thủ không đẹp thì tất cả đều công cốc
Xem nhập thủ thì phải biết chữ nào trong tứ cục: Ất – Đinh – Tân – Quí thì long nào là sinh vượng Chi địa, rồi cắm đánh dấu chỗ sinh vượng, tránh bát sát (8 long hung), theo phép mà định hướng kết huyệt, rồi dùng la bàn định phương vị
Xem Nhập Thủ
Ghi Chú: Nhìn bảng thấy giữa Long Mạch và Can chuyển đổi cho nhau theo cặp và chỉ khác nhau về Bát Quái
Từ phương Càn nhập thủ mà hình tượng vừa tươi tốt, vừa viên mãn, vừa có sinh khí thì đó là “Chân Long” (mạch thật), phát phú quí
Nếu nhập thủ tương phản với sinh vượng của tứ cục ắt tử tuyệt
Phạm bát san khắc chế (8 điều sát – long hung) nhẹ thì giảm phú quí, nặng ắt người chết, của hết.
2. Phân Định Long Mạch Tốt – Xấu (nguồn nước lanh – dữ)
– Long mạch từ xa đến thì phú quí bền, long mạch ngắn ngửi thì phú quí cũng ngắn ngủi
– Long mạch chạy ngang, tối kỵ bị đứt đoạn từ bên trong, vì như thế gia chủ sẽ bị mất hết gia tài, chuốc lấy đủ thứ tai họa
– Dựa vào Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ (ngũ hành) để xem xét được lành, dữ hay vãng lai song hành: Can nhiều Chi ít thì tốt 1 nửa, Chi nhiều Can ít rất xấu (đại hung), Can trong trẻo vươn xa, Chi vẩn đục dòng ngắn, cùng song hành (song song) chảy đi thì gọi là hỗn tạp
– Theo phép xem đất (địa lợi) thì bát (8) Can đến tứ (4) duy đi là tốt nhất
Trong đó: Càn – Khôn – Cấn – Tốn là đại thần (bát quái); Giáp – Bính – Canh – Thân – Nhâm là trung thần (Can); Ất – Đinh – Tân – Quí là tiểu thần (Can); Gọi gộp là tam thần.
Bảng Phân Định Long Hung
Ghi Chú: Khảm – Ly – Chấn – Đoài và Mậu – Kỷ không can dự vào tam thần.
Nếu tiểu thần không nhập vào trung thần, trung thần không nhập vào đại thần thì không tốt
Có đại thần nhưng bát Can thần không đến thì không tốt mà chỉ giữ được bình ổn, không phát và gọi là vô lộc
– Còn về địa chi: Dần – Thân – Tỵ – Hợi là đại thần (đất phong thần kiếp sát), Tí – Ngọ – Mẹo – Dậu là trung thần (đất đào hoa hàm trì), Thìn – Tuất – Sửu – Mùi là tiểu thần (đất mộ khố khôi cương)
Mà phép xem nước đều kỵ cả 3 loại này. Thủy thần không khắc chế lẫn nhau, thì không đại phát, mà vô họa
– Thuật phong thủy lấy bát quái để luận giải long mạch thì cho rằng:
Khảm sơn chủ: trung hậu, hiền đức, lương thiện, sống lâu
Ly sơn chủ: tại họa
Chấn sơn chủ: sinh nam, nữ
Tốn sơn chủ: có rể hiền
Khôn sơn chủ: phụ nữ sống lâu
Càn sơn chủ: quí nhân sống lâu
Đoài sơn chủ: đỗ đạt cao
Cấn sơn chủ: nhân đinh hưng vượng (tức gia quyến được hưởng sau khi mai táng)
Tóm lại, Long có thuận nghịch, long mạch có tốt có xấu. Long phải tụ không được phân tán, long phải dừng lại không được bỏ đi. Mạch ngắn ấy là sinh mạch, mạch tụ lại ấy là sinh mạch; Nếu dài quá là mạch chết, mạch tự đi ấy là mạch chết. Chỉ dùng thiên Can, không được dùng địa Chi, phép xem nước (Thủy) là như vậy.
Nguồn: Sanguine