Phong Thủy Âm Trạch – Mộ Phần Từ A Đến Z (Phần 1)

Lời Tựa,
Từ xưa đến nay, phong tục về mai táng của mỗi nước, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc hay mỗi một tôn giáo đều có khác nhau nhưng đại thể mà nói thì cũng có sự tương đồng nào đó.
Phong tục mai táng tưu chung lại chia ra những hình thức mai táng cơ bản như: an táng, hỏa táng, thủy táng là phổ biến nhất hiện nay.

Cổ nhân quan niệm “Chết không có chỗ chôn” là một việc vô cùng đáng buồn. Người chết không được an táng yên ổn, linh hồn bơ vơ, thì người sống cũng không yên, suy cho cùng, việc an táng cũng vì người sống là chủ yếu, “Mồ yên mả đẹp” là một việc vô cùng quan trọng.

Trong Phong Thủy Âm Trạch coi trọng 4 nhân tố: Long Mạch – Huyệt Mạch – Sa Mạch – Thủy Mạch. Chính bởi vậy, 1 mảnh đất tốt để an táng phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Long Chân – Huyệt Đích – Sa Tụ – Thủy Bao.

Ngoài ra, còn phải tránh: hướng xấu, nơi có nhiều mối, kiến, chuột, rắn, v.v… An táng mà chọn sai, chọn nhầm vào 1 mảnh đất dữ khiến cho người chết không yên thì người sống cũng long đong vất vưởng, gặp nhiều chuyện xấu, tại họa.

Chọn đất xây mộ (âm trạch) ngày nay không còn cầu kỳ và phức tạp như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, chỉ mong sao “Mồ yên mả đẹp” “Vui cửa yên nhà” là được.

Khái Quát Về Phong Thủy Âm Trạch – Mộ Phần

Liên quan đến việc Chọn Đất Mộ Phần được chia làm 3 phần chính như sau:
Thứ Nhất – Luận Về Chọn Đất Mộ Phần
– Thế Đất Và Những Điều Kiêng Kỵ
– Thuật Phong Thủy Và Chọn Đất Mai Táng
Thứ Hai – Luận Về Thiên Thời Địa Lợi Và Con Người
– Đặc Điểm Nhân Đinh Theo Thời Gian Sinh
– Mối Quan Hệ Giữa Bát Quái Và Âm Trạch
Thứ Ba – Luận Về Âm Trạch
– Đất An Táng
– Sơ Đồ Mai Táng Người Quá Cố

Phong Thủy Chọn Đất Mộ Phần

Theo 1 số sách về văn hóa phương Đông, phong thủy được hình thành từ xa xưa khi con người biết chọn đất để ở, rồi tìm đất để mai táng người chết, nhưng việc chọn đất như vậy được xuất hiện dưới dạng khoa học phong thủy thì vào khoảng đời Tần, Hán rồi được phát triển lên vào thời Minh, Thanh.

Lý luận phong thủy chủ yếu về quy hoạch và thiết kế kiến trúc là tập hợp của nhiều môn khoa học như: thiên văn địa lý, cảnh quan, tinh tượng, luân lý, kiến trúc, sinh thái và nhân sinh mệnh học, v.v…
Phong Thủy Âm Trạch là nói về đất táng người chết nhằm mưu cầu phúc phần cho người sống, vong linh được yên ổn thì đời sau mới được công thành danh toại.

Chính bởi vậy, người đời chăm lo  mộ phần rất chu đáo. Từ đó, họ coi Âm Trạch quan trọng hơn Dương Trạch và phân định như sau:
– Âm Trạch – Dương Trạch đều tốt, là tốt nhất
– Âm Trạch tốt – Dương Trạch xấu, là thứ nhì
– Âm Trạch xấu – Dương Trạch tốt, là thứ ba
– Âm Trạch – Dương Trạch đều xấu, là xấu nhất
Nhưng Dương Trạch gần gũi với người sống nên được xem tỉ mỉ hơn Âm Trạch;

Tìm đất tốt để an táng người thân chẳng khác gì tìm đất để xây cất nhà ở cũng phải xem hướng, đặt mộ, chọn ngày giờ tốt để an táng, xây cất tôn tạo mộ phần hay cải táng, v.v…
Việc trước tiên quan trọng nhất là xem xét Thế và Hình của mảnh đất dự định mai táng (xây cất – tôn tạo)

Thế Đất – Hình Đất Mộ Và Những Điều Kiêng Kỵ

Khái Niệm Cơ Bản:

Chọn đất Âm Trạch (mộ phần) ngày nay không cầu kỳ như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, mong “Mồ yên mả đẹp” là được. Có vài yếu tố căn bản cần xem xét khi xác định chọn đất mộ phần như sau:

1. Chọn Thế

Thế là nhìn từ xa, thế nằm bên ngoài, thế là viễn cảnh của đất – định vị (Thế – luận bằng tiên thiên đồ), lợi thế địa lý (chọn địa hình) so với địa điểm khác

Đồ hình tiên thiên bát quái

2. Xác Định Nội Hình

Hình là nhìn gần, hình nằm trong thế, hình được thế ứng mới có, Hình – luận theo hậu thiên đồ, là sự may mắn đem lại sau khi sắp đặt (khai huyệt, chôn cất)

Đồ hình hậu thiên bát quái

Hình trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt
Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí
Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất nhưng do hình mà bị ngưng tụ lại
Nơi ngưng tụ được linh khi như thế gọi là “Chân Huyệt” (Mạch Thật)
Hình ngăn tụ khí, hóa sinh vạn vật, là “Đất thượng đẳng”
Nếu không có hình tốt, tức hình dạng đất ở đó không ngăn được khí, khí không tụ lại, thì an táng vô nghĩa
Hình có to có nhỏ, có cao có thấp, sấp ngửa, rộng hẹp, cân lệch, v.v… muôn vạn hình trạng

Tiền sử phong thủy chia hình dạng đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm và yêu cầu:
– Thứ nhất, phải ngăn được khí (khí tụ)
– Thứ 2, phải tàng (giấu), vị đất lộ khí tán theo gió
– Thứ 3, phải vuông cân, vì đất nghiêng lệch khí uế phát sinh
– Thứ 4, phải có hình vòng cung, khí tụ mà lưu thông trong huyệt, đất ấm.

Các cụ xưa còn nói cụ thể về Hình đất an táng như sau:
– Có Bình Phong (sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để tựa, được che chắn) chôn đúng phép thì vương hầu nổi lên
– Như Tổ Yến (Hình đất tròn, vuông, cân đối, phẳng) chôn đúng cách thì được phong phú (phong lưu, phú quý)
– Như Rìu Kép (ý nghĩa như Tổ Yến) thì có thể giàu có
– Như Mâm Xôi (ý nghĩa như Tổ Yến) thì vĩnh xương hoan hỷ
– Như Loạn Y (Áo quần bừa bãi) thì thê thiếp dâm loạn
– Như Túi Rách (đất, cát, sỏi, phù sa bồi, … lôn xộn) thì tai họa liên miên
– Như Thuyền Lật thì nữ bệnh, nam tù
– Như Kiếm Nằm (đất dài như thanh kiếm) thì chu di bức hại
– Ngang Lệch (đất xiên xẹo, không ra hình dạng gì) thì con cháu tuyệt tự
– Như Đao Ngửa (đất như dài như thanh đao) thì hung họa suốt đời
Thế , Hình đất Cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát lợi
Phàm táng ở trên đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, v.v… đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau

Các cụ xưa có nói: Hình, Thế rõ ràng tìm huyệt dễ, không rõ Hình, Thế tìm huyệt khó
Cổ nhân coi Thế và Hình đều quan trọng như nhau: Thế đến, Hình ngăn gọi là Toàn khí, đất Toàn khí, khi táng thì tụ được khí
Do vậy khi tìm huyệt để chôn cất phải chú ý phối hợp Thế và Hình, Thế đến phải có Hình ngăn nếu không thì khí sẽ không tụ. Hình tốt phải có Thế dẫn khí đến, long mạch không thông, huyệt chỉ có thể là giả, là rỗng. Hình và Thế thuận là cát, Hình và Thế nghịch là hung. “Thế cát Hình hung bách phú không còn, Thế hung Hình cát họa hại vô cùng”.

3. Thiết Trí

Là Phong Cảnh tại mộ và quanh mộ huyệt, quan hệ giữa nhân định (nhân hòa – thi hài an nghỉ) và hoàn cảnh (thiên thời, địa lợi), tức chọn điều lành và tránh điềm dữ, hưởng lợi (sự may mắn) hiện tại và tương lai (hậu thế)
Tất cả 3 vấn đề vừa nêu gọi chung là Phong Thủy Học Âm Trạch và được các trường phái biện giải theo lập luận riêng khác nhau.

Các Trường Phái Phong Thủy:

Trong phong thủy học có phái hình thế và phái lý khí.
Phái hình thế chú trọng xem lành, dữ qua hình thế sông, núi
Phái lý khí chú trọng xem lành, dữ qua âm dương mà sách sử truyền có 3 loại: Bát Trạch – Phi Tinh – Huyền Không

1. Lý Khí – Bát Trạch:

Bản chất là xét đất – trạch mộ và sao tương sinh tương khắc.
Theo phái này, trước tiên dùng la bàn xác định hướng (đặt la bàn ở tâm mộ huyệt), sau đó lấy tọa sơn (hướng gốc – vị trí phương hướng) làm trạch mệnh (số mệnh của ngôi mộ) và được chia thành 8 trạch mệnh theo Đông tứ hướng (Khảm – Ly – Chấn – Tốn) và Tây tứ hướng (Khôn – Càn – Đoài – Cấn)

2. Lý Khí – Phi Tinh:

Bản chất là vận mệnh ngôi mộ theo tổ hợp: Tọa Tinh – Hướng Tinh – Phi Tinh năm tháng (đặt la bàn ở cửa mộ, cổng lăng tẩm)
Phi tinh có tính chính xác, khoa học hơn, nhờ dựa vào thuyết Cửu Tinh (hàm số về sự dịch chuyển của các tinh tú theo thời gian)

3. Lý Khí – Huyền Không:

Bản chất là lập luận theo thời gian (tuổi của nhân đinh – người tạ thế)

Nguồn: Sanguine

Tham quan đưa đón tận nhà miễn phí

Play Video

yêu cầu tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn quý khách!