Phong Thủy Âm Trạch – Mộ Phần Từ A Đến Z (Phần 3)

Thuật Phong Thủy Và Chọn Đất Mai Táng

Chọn Đất Âm Trạch

Theo thuyết tam tài: Thiên – Địa – Nhân cùng cảm ứng
Theo quan niệm về phong thủy của người Việt Nam, 1 ngôi đất táng có thể làm cho con cháu phát đạt nhưng cũng có ngôi đất táng chỉ đem lại sự lụi bại cho huyết thống.
Đất có ảnh hưởng sâu xa tới xương cốt của người đã khuất. Có chỗ xương cốt được bảo tồn, có chỗ thì xương cốt lại mau bị hư hại. Việc bảo tồn hay hư hại này đều ảnh hưởng đến con cháu.

1. Cổ nhân quan niệm – mảnh đất xây huyệt mộ và người qua đời phải tương thích nhau, thời điểm chôn và người qua đời cũng phải phù hợp, đó chính là nói về tác dụng của sinh khí.

2. Thiên quái (phân bố sao) – nếu sự vận hành của ngũ hành đều nằm trong Thiên quái thì sẽ giàu sang phú quí, còn ngũ hành vận hành ra ngoài Thiên quái sẽ dần dẫn đến suy kiệt, bại vong

3. Trong 1 quẻ có 6 hào, 3 hào trên là ngoại quái, 3 hào dưới là nội quái. Nếu thiên cơ (mộ, lăng) nằm trong nội quái sẽ khiến gia đình giàu sang phú quí, ngược lại nếu nằm ngoại quái sẽ khiến gia tộc suy kiệt, bại vong

4. Thiên Can gồm: Khôn – Càn – Cấn – Tốn (Dần – Thân – Tỵ – Hợi) có thể dùng Nhâm để thể hiện, mang ý nghĩa dương khí, thuận theo (thuận theo chiều kim đồng hồ) hướng vận hành của các sao ( ngũ hành trong phân bố sao)

5. Địa Chi gồm: Khảm – Ly – Chấn – Đoài (Tý – Ngọ – Mẹo- Dậu) có thể dùng Quý để thể hiện âm khí ở vào vị trí quẻ của nó (Cửu tinh tức ngũ hành trong tam hợp), do đó phải lựa chọn hướng ngược chiều (ngược chiều kim đồng hồ)

Lưu Ý về Chọn Đất An Táng: 
Thế đất tốt cho âm trạch là nơi khô ráo. Xưa có câu: “Chôn cạn hay bị cầy, cáo bới xác, chôn sâu thì chạm mạch nước, do vậy phải chôn trên gò cao để tránh nạn cầy, cáo và nạn dầm nước, xác mau thối rữa là không thích hợp”.
Khi xem đất (tay cầm la bàn), đầu tiên xác định phương hướng vị sinh khí và tử khí trong tháng định xây cất rồi mới xem ngày giờ động thổ (khai huyệt)

Bảng Đặc Tính Khí Hướng Theo Con Trăng (Tháng âm lịch)

Ghi Chú:
Tính đối lập của các tháng: Giêng-7, 2-8, 3-9, 4-10, 5-11, 6-Chạp cũng có nghĩa sự đối lập giữa 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm theo từng cặp.

Nhìn bảng là thấy rõ 6 tháng cuối năm sinh khí và tử khí ngược lại so với 6 tháng đầu năm.
Như vậy có nghĩa mỗi tháng đều có sinh khí và tử khí, phương vị cụ thể thì xác định chi tiết theo bát quái, thiên can, địa chi bằng la bàn.

Nếu động thổ (bổ nhát cuốc đầu tiên, vì động thổ phải bổ 4 nhát cuốc ở 4 góc huyệt mộ) ở phương vị sinh khí thì tốt lành, nếu vào phương vị tử khí thì xấu, dữ.

Bởi thế khi động thổ (Khai huyệt) phải xem giờ, ngày, tháng, mùa trong năm là vậy.

Theo thuyết phong thủy, không chỉ có khai huyệt chôn cất mà kể cả việc chỉnh sửa mộ phần đều phải tiến hành vào vị trí sinh khí của tháng, nếu sửa vào vị trí tử khí của tháng sẽ dẫn đến tai họa.

Bát Cẩm Trạch

Nói đến Bát Cẩm Trạch là bàn về xem hướng của Âm Trạch, hướng của Dương Trạch tốt hay xấu sau khi đã điểm huyệt – định vị.

Nguyên tắc Âm Trạch – Dương Trạch không khác nhau, nhưng sự liên quan và ảnh hưởng của Dương Trạch thì trực tiếp hơn, quan trọng hơn đối với người sống, do đó phải xem tỉ mỉ hơn.

Xem đất lấy huyệt chỉ cần xử lý thỏa đáng khí: tiếp nhận sinh khí, loại bỏ sát khí, tiêu nạp, khống chế, biện giải thần tính là có thể đạt được mục đích của tướng địa.

Địa thế ở những địa điểm khác nhau, đất có những bức xạ khác nhau dưới tác động của trường trái đất, nơi có công suất bức xạ rất lớn gọi là miền “Địa Chấn“.

Vị trí hướng mộ, sự hưng (Mộ Kết), suy (Động Mộ) của mộ phần là do sự lưu hành của khí mạch, được mạch to, thế lớn, khí nhiều là điềm đất lớn, hưởng phước lộc lâu dài ngàn năm chưa nghỉ.

Thực tế có những ngôi mộ rơi vào vị trí xấu, hướng không thuận, không “vượng khí”, không “tụ khí” khiến gia chủ sa sút trên nhiều mặt.

Tất cả những cái đó tiền nhân đã gói gọn trong cụm từ: “Thiên Thời – Địa Lợi

Thuận Phong Thủy Và Chọn Đất Mộ Phần:

Khoa học cho hay Thiên Thời – Địa Lợi công bằng với mọi nhân đinh (mọi người)

1. Khí – Gió:

Cổ nhân cho rằng “khí thăng phong tắc tán” (1 khi khí không tụ thì hưng vượng sẽ mất), như vậy cần tụ khí, tránh khí tán. Khí vượng (Mộ Kết) thì nhân càng vượng, làm ăn phát đạt, phước lộc song toàn.

Tuy nhiên khí tụ là phải khí tốt (khí Dương) chứ không phải loại khí tử (khí Âm)
– Muốn tụ được khí tốt trước hết phải có địa hình tốt, hướng tốt, để đón được gió Dương từ từ, hiu hiu thông thoáng mà không oi bức.
Còn loại gió thẳng ào ào như mũi tên bắn thẳng vào là loại gió Âm, không tốt, cần phải tránh.
Nếu chỉ có gió Âm thổi trực diện thì phải trồng tre trúc để ngăn chặn bớt.

– Muốn tìm hiểu về khí vận của 1 năm, có thể căn cứ vào vị trí các sao cũng như dựa theo sự thay đổi của ngũ hành mà xác định được 24 vị trí của Long Mạch.

– Xét về năm: chia địa vận ngôi mộ thành “Tam nguyên Cửu vận”, mỗi vận 20 năm (chủ yếu xem xét khởi sự – ngày lành tháng tốt).

Dựa theo sự vận hành của vũ trụ, tiền nhân đã đưa ra khái niệm “Lục thập hoa giáp”, chu kỳ vận động 60 năm để phân tích “Thiên Thời – Địa Lợi”.

Khi vận dụng vào phong thủy học thì ghép 3 chu kỳ 60 năm thành “Tam nguyên” bắt đầu từ năm 1864, trong đó mỗi nguyên 60 năm được chia thành 20 năm và gọi là “Tiểu vận” gồm:
Bảng Tra Khí Hướng Của Cửu Vận

– Tiểu Vận – Thượng Nguyên:
Có Nhất vận: 1864 – 1883 (Giáp Tí – Quý Mùi)
Nhị vận: 1884 – 1903 (Giáp Thân – Quí Mão)
Tam Vận: 1904 – 1923 (Giáp Thìn – Quý Hợi)
– Tiểu Vận – Trung Nguyên:
Có Tứ vận: 1924 – 1943
Ngũ vận: 1944 -1963
Lục vận: 1964 – 1983
– Tiểu Vạn – Hạ Nguyên:
Có Thất vận: 1984 – 2003
Bát vận: 2004 – 2023
Cửu vận: 2024 – 2043
Hết Tam Nguyên Cửu Vận lại bắt đầu vòng tuần hoàn mới (bắt đầu từ 2044)

Ghi Chú: 
Các sao tốt: Nhất Bạch (Tham Lang), Nhị Hắc (Cự Môn), Lục Bạch (Vũ Khúc), Bát Bạch (Tả Phù)
Cũng như 8 cung vị (bát cung) của khí vận con người trong 1 năm thì chỉ có 4 cung là Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù là nơi có thể chôn cất được, còn các phương vị khác đều nằm ở vị trí dẫn đến suy kiệt, không thể xây cất mộ phần.
Các sao có tốt có xấu (nửa tốt nửa xấu): Tứ Lục, Cửu Tử
Các sao xấu: Tam Bích, Ngũ Hoàng, Thất Xích

** Ghi Nhớ: Sao chưa mọc là sinh, sao đang mọc là vượng, sao đã lăn là suy, sao lặn lâu rồi là tử.
Mỗi sao tuy mang ý nghĩa về mức độ tốt xấu khác nhau nhưng phải đợi đến lúc nhập cung trung mới có thể xác định 1 cách rõ ràng được.

2. Thế Núi:

Thế núi nhấp nhô  cao thấp muôn hình vạn trạng, lúc ẩn lúc hiện như thể rồng bay, đó là nơi sinh long. (thế nhưng phái Bạch hổ có núi hình như mây bay thì người con gái trong thân quyến có tính dâm đãng)

Núi gần quá, mà núi quá dốc thì cũng không nên (gần núi quá thì thường con cháu an phận thủ thường, nhụt đi nhuệ khí phấn đấu, thích nhàn hạ)

Còn đằng sau là vách núi dựng đứng thì thường con cháu bị tổn thọ.

Không nên đặt mộ phần ở sườn núi, thế này thuộc diện hung (dễ bị lở đất).

Nếu thế núi bằng phằng, đơn điệu thì chẳng những không có sinh khí mà còn thường xuyên không may mắn cho hậu thế, nhiều khi còn là nơi”tử long” (long mạch chết)

Thanh long, Bạch hổ bên thấp bên cao, Huyền vũ nhô cao lên hứng gió, thì tai họa liên miên, mười năm sau sẽ có thể chết cả nhà.

Thanh long có sơn thấp nhỏ, Bạch hổ có sơn cao lớn, hơn nữa đất đá lổn nhổn thì gia tài lụi bại, gia nhân ly tán.

Bạch hổ sơn nghễnh cổ nhập trạch mộ thì phước mỏng, mệnh bạc

Chu tước sơn chỉa thẳng vào sẽ bị kiện tụng liên miên đối với thân quyến

Huyền vũ sơn kéo dài gây tổn hại cho con cái trong nhà

Thanh long, Bạch hổ sa sơn tụ tập 1 phía cùng châu tới đúng là nơi tốt.

Nói chung trước cửa mộ nhìn ra bị núi  hoặc vật khác che khuất tầm nhìn thì chủ không bình yên.
Miền sơn cốc, tốt nhất là ở giữa chỗ khai có đột lên, tức là dương đột rồi đặt mộ phần ở phía gần thủy sẽ được phát phú tài.
Gần núi đồi nếu chúng có hình dáng đẹp tất có lợi cho làm ăn, tài vận
Còn có các ngọn núi cao đẹp chiếu xuống là đại quí.
Nếu thấy ở phương Tốn – Khôn – Càn – Cấn (Dần – Thân – Tỵ – Hợi) có núi vuông hoặc tròn trịa xinh tươi thì họ khảo khang minh, phú quý lâu dài không dứt.

Một Số Kiểu Núi Cát – Hung Điển Hình
Núi Hình Chữ Kim

Núi hình chữ kim (có Lợi): là ngọn núi có đầu tròn
Núi Hình Chữ Mộc
Núi hình chữ mộc (có Lợi): hình núi này phải tương đối cao và đầu phải là hình bán nguyệt
Núi Hình Chữ Thổ
Núi hình chữ thổ (có Lợi): Đỉnh núi này phải hằng phẳng
Núi Hình Chữ Thủy
Núi hình chữ thủy (có Lợi): Hình núi phải có một dải nhấp nhô gợn sóng đầu bán nguyệt
Núi Hình Chữ Hỏa
Núi hình chữ hỏa (có Hại): là núi nhọn đầu mà chân choãi ra.

3. Thế Nước:

Long ngàn chi vạn mạch là do Càn – Khôn tạo hóa mà thành, có cát, có hung khác biệt nhau.
Tìm được miếng đất gần sông, hồ hoặc vùng quê có ao, đầm thì thật là thuận lợi về nhiều phương diện.
Sông càng lớn, càng uốn khúc quanh co, mềm mại thì càng hội tụ nhiều khí tốt lành.
Vị địa, nếu bên trái có nước chảy thì được Thanh long, nên phải có đường dài thì được Bạch hổ
Phía trước có ao, hồ hoặc đầm thì được Chu tước, sau có gò đống, núi non thì được Huyền Vũ
Được tất cả như vậy thì đất rất tốt.

4. Thế Đất:

Địa thế nên bằng phẳng thì sẽ có thế địa vững chắc, còn bị nghiêng và dốc thì phần nhiều nhân thân gặp tai nạn xe cộ.
Kinh nghiệm các cụ xưa truyền tụng: ở đồng bằng lấy thủy trọng hơn mạch, ở sơn cốc lấy mạch trọng hơn thủy.
Sự tương tác phải lấy mạch khí làm bản thể, lấy sa thủy làm dụng, cả khí và cục (kim cục, mộc cục, hỏa cục, thủy cục) đều đầy đủ (hoàn hảo) mới là phước địa
Ở đồng bằng chỉ cần xem chỗ hơi cao hơn xung quanh 1 chút, có nước quanh co tụ hội, đó là chân long (mạch thật)
Còn nơi sơn cốc muốn đặt mộ phần ở chỗ rộng rãi bằng phẳng thì phải tìm mạch thoát xuống chỗ thấp như đồng ruộng có lõm, không khuyết 4 mặt bao vậy hộ vệ nhưng phải là nơi không bị gió thổi thì mới tụ khí để dùng.

 

Nguồn: Sanguine

Tham quan đưa đón tận nhà miễn phí

Play Video

yêu cầu tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn quý khách!