Phong Thủy Âm Trạch – Mộ Phần Từ A Đến Z (Phần 4)
Tìm Long Mạch Theo Thế Núi – Đồi – Gò
Muốn tìm huyệt cát phải tìm long mạch . Long mạch ở đây thực chất là mạch núi. Tìm long mạch của núi phải tìm sơn mạch từ núi “Tổ tụng” tới núi “Phụ mẫu”.
Núi tổ tông chính là nơi xuất phát của cửa mạch, chỗ khơi nguồn của dãy núi.
Núi phụ mẫu là điểm bắt đầu của sơn mạch dẫn tới huyệt tinh (nơi tụ khí)
Long Mạch xuất phát từ “Thái tổ sơn” chạy đến “Thiếu tổ sơn”, đường long mạch có hình dạng khi lên khi xuống khá nhiều hình thái.
Các ngọn núi, đồi sau “Thái tổ sơn” trước “Thiếu tổ sơn” chỉ là đệm mà thôi.
Dòng khí nội tàng ở “Thái tổ sơn” khi xuất phát còn chưa hiện rõ, khi đến “Thiếu tổ sơn” đã hiện rõ.
Vì vậy khi phán đoán long mạch thật giả ở “Thiếu tổ sơn” rất dễ nhìn thấy.
Hình thái của long mạch, trong đó đường nét liền có vẽ mũi tên được gọi là Long mạch.
Nhìn chính diện long mạch từ núi thái tổ chạy đến huyệt tinh (huyệt kết)
“Thiếu tổ sơn” hình dáng đẹp, đầy đặn, có thần khí là cát, nếu thấp nhỏ, cô đơn, thần khí không đủ (khí kém) thì không đạt yêu cầu.
Cho nên “Thiếu tổ sơn” có ảnh hưởng khá lớn đến Huyệt tinh (huyệt kết).
“Phụ mẫu sơn” là quả núi, đồi cuối cùng của long mạch gần kề Huyệt tinh.
“Huyệt tinh” là nơi huyệt kết dưới chân “Phụ mẫu sơn” nơi long mạch ngưng kết cũng là nơi sinh khí của long mạch tụ lại.
“Huyệt tinh” lý tưởng là phải được đất và dòng nước bao bọc.
“Huyệt đích” là nơi đặt mộ.
Nếu “huyệt tinh” được xem như là cái bia trường bắn thì “huyệt đích” là vòng tròn điểm 10 của bia.
“huyệt đích” là trung tâm của “huyệt tinh”, từ đó:
– Muốn tìm huyệt cát phải xem long mạch theo thế núi, đồi , gò
– Tìm long mạch phải có la bàn (định hướng thế)
– Tìm long mạch tức là tìm “Chân long” (mạch thật)
Về lý luận: chân long (mạch thật) có mấy điều kiện sau: Tổ tông, long mạch hữu tình, quá hiệp, núi, đồi, gò hộ vệ.
– Tổ Tông: chỉ núi thái tổ và núi thiếu tổ hiển quí.
– Long Mạch Hữu Tình: là dòng nước bao bọc chảy hữu tình, tức long mạch chảy về phía trước từ trong mạch núi Thái tổ dần dần trở thành xanh tươi tú lệ
– Quá Hiệp: khe giữa 2 ngọn núi là đường long mạch đi qua, nếu khe hẹp, sít, 2 bên có núi bao bọc thì tốt.
– Núi – Đồi – Gò hộ vệ 2 bên mộ: Cổ nhân nói: Long mạch được hộ vệ, hộ vệ càng nhiều, phúc càng lớn, nếu được tùy long thêm cố huyệt, con cháu đông đúc phúc vô cùng.
Các thế hộ vệ gồm:
+ Thế “Bàng long”, 2 bên của long mạch
+ Thế “Hộ tống”, đi cùng long mạch để hộ vệ
Trái là mộ không giữ được sinh khí (sinh khí tẩu tán), phải là mộ giữ được sinh khí (sinh khí ngưng tụ)
“Triều sơn”, “Án sơn”: Triều sơn và án sơn đều chỉ núi
Trước mộ có núi, núi ở xa huyệt vị mà dáng núi lớn cao gọi là Triều sơn
Núi ở gần, thấp gọi là Án sơn (hay Cận án, Ngưỡng sa). Án sơn không nhất thiết phải là núi, mà gò đất cao cũng là Án sơn.
Án sơn như hương án của huyệt mộ có tác dụng tụ sinh khí tránh dòng nước xối thẳng vào huyệt mộ
Hình trên cho ta thấy có mô tả Nội và Ngoại minh đường có thể tàng phong tụ khí. Ngoại minh đường trước mộ có rất nhiều núi quây quần; dòng nước tụ ở minh đường như vạn bang đến cống nạp, đó là mộ của bậc đế vương
Minh Đường (Nội Dương)
Là chỗ đất bằng phẳng rộng rãi hoặc nơi các dòng nước giao nhau hội tụ ở trước huyệt vị.
Minh Đường chia thành Ngoại minh đường (đại minh đường) và Nội minh đường (trung – tiểu minh đường).
Ngay trước huyệt là tiểu minh đường, rồi đến trung minh đường, còn vị trí đối diện với núi gần nhất của gò núi là đại minh đường.
Tiểu minh đường nếu rộng rãi và tròn trịa không có dòng nước thẳng chạy qua thì đó là cách cục tốt nhất.
Đại minh đường không được nhỏ hẹp phải đủ tứ sơn bao quanh huyệt vị, không được khuyết và nếu có dòng nước quanh co thì là cách cục tốt nhất.
Đại và tiểu minh đường đều phải hoàn hảo thì vị trí mộ mới đại phú đại quý.
Minh Đường Và Huyệt Cát:
Xưa có câu”vào núi tìm nguồn nước, thăm mộ ngắm Minh đường”.
Đất ở đằng trước mộ gọi là Minh đường để tụ linh khí. Nội minh đường tàng phong tụ khí là cát.
Kinh nghiệm của các cụ cho rằng: vị trí đất mà phía trước có dòng suối uốn lượn chảy qua, còn 3 bề xung quanh là những gò đất cao đều châu tuần vào thì táng huyệt là tuyệt đẹp.
Nhưng phía trước mộ có dòng nước chảy đi ( có tán mà không có tụ để tạo thành minh đường) thì con cháu chỉ sang mà không giàu lên được.
Dấu Hiệu Minh Đường Xấu
Minh Đường Xụng Xạ:
Trước huyệt mộ có các núi đồi, gò đất chĩa mũi nhọn như bắn tên vào huyệt mộ là hung.
Minh Đường Trực Khuynh:
Trước huyệt có 2 quả núi đồi, gò đất song song tạo thành khe tán khí ắt bại tuyệt, con cháu bán hết ruộng vườn, ly hương, phần lớn là kẻ ngu xuẩn, đần độn
Minh Đường Khoáng Đăng:
Còn gọi là huyệ khoáng đăng, sinh khí tẩu tán, tuy có thể chứa vạn mã nhưng lại tẩu tán khí(kém)
Nếu được núi đồi, gò bao bọc thì gọi là “tay long” “tay hổ” mới hay.
Dấu Hiệu Minh Đường Tốt
Minh Đường Tụ Khí Tự Phong Tỏa:
Minh Đường Tụ Khí Chúng Long Địa Hội:
Con cháu vương hầu, phú gia địch quốc (tốt)
Quan Sát Hình Thế Long Mạch
Muốn xem Thế núi cả vùng phải trèo lên chỗ cao nhất để quan sát xác định: núi Thái tổ, núi Thiếu tổ, núi Phụ mẫu, Án sơn, Triều sơn, dòng nước núi bảo vệ long mạch, khe núi, hình thế núi đồi, v.v…
Nếu hội tụ đủ các yếu tố thì sinh khí của long mạch sẽ không bị tản mát.
2 bên của long mạch có Bàng long hộ tống là hình thế long mạch sinh động mạnh mẽ (tốt)
Từ trên cao xem hình thái của mạch núi thấy: nhấp nhô có thứ tự, hùng vĩ sinh động là chân long (tốt), tản mát nghiêng ngả, không có sinh khí là tiện long (xấu).
Trong quá trình vươn xa, long mạch ngũ hành tương sinh. Núi chia thành 5 loại:
– Hỏa Sơn – như ngọn lửa đầu nhọn hiên ngang
– Thổ Sơn – như bàn vuông đỉnh bằng đầy đặn
– Kim Sơn – như lưỡi rìu đầu tròn thân béo
– Thủy Sơn – như dòng nước tầng tầng lớp lớp
– Mộc Sơn – như chiếc bút sừng sững vươn cao
5 loại thế núi hữu tình là ngũ hành tương sinh (tốt)
Long Hổ Sa
Nếu được núi, đồi, gò bao bọc thì gọi là “tay long” “tay hổ” mới hay còn gọi là Long Hổ Sa tức là có tụ khí (bên phải bạch hổ, bên trái thanh long) có tác dụng bảo vệ huyệt mộ,”Thế long hổ nội” như cánh tay con cháu thanh quí, tuy nhiên tay thanh long phải dài vươn xa mới quí.
Long Hổ Sa: bên trái mộ là Thanh long, bên phải mộ là Bạch long
Ngọai Sơn Long Hổ
“Ngọai sơn long hổ” có 2 dải gò đất, núi bao bọc huyệt mộ, hơi kém 1 chút so với “Long hổ nội”
Có trường hợp khuyết Thanh long sa chỉ có Bạch hổ xa hoặc ngược lại.
Có Thanh long mà không có Bạch hổ gọi là Tả đơn đề
Có Bạch hổ mà không có Thanh long gọi là Hữu đơn đề
Hữu đơn đề rất tốt, vì tuy bị khuyết song nếu có dòng nước từ bên trái qua, kết hợp với Bạch hổ thì hung khuyết lại trở thành cát xương. Bởi vậy, thường chọn:
– Thanh long dài hơn Bạch hổ
– Gò huyệt địa cao hơn gò Thanh long
– Gò Thanh long cao hơn gò Bạch hổ
– Nếu khuyết Bạch hổ thì xấu, khuyết Thanh long thì cần có dòng nước thay, nếu không cũng xấu
Thủy Long (Dòng nước bao bọc):
Sơn thủy hữu tình là nơi dễ sinh anh hùng hào kiệt.
Các cụ xưa có câu: “Huyệt quý nơi cao, đồi quanh đầy đặn” là vùng địa hình nhân kiệt.
Theo quan niệm phong thủy thì núi phụ trách về con người, dòng nước phụ trách tiền của.
Bên huyệt mộ không có dòng nước chảy gọi là “Hạ quan sa” biểu thị đón dòng nước tụ tài gọi là huyệt địa phú quý phát phúc.
Thủy long nhận huyệt là dòng nước ở sau huyệt mộ như thân hình của rồng tức thế Thủy long uốn khúc sau mộ. Xem dòng nước phải xét theo nguyên tắc “dòng nước bao bọc huyệt mộ”
Vùng Đồng Bằng Vẫn Có Long Mạch (Thủy Long)
Ở đồng băng dòng nước được coi như núi.
Nhìn dòng nước chảy, biết chân long. Nếu dòng nước quanh co uốn lượn là tốt, chiếu thẳng vào mộ là hung
Bên trái là thế tốt – bên phải là thế xấu
Thế Nước:
Hình núi, thế nước bằng phằng, thẳng tắp, không có đoạn nào cong queo, sẽ khiến gia chủ chỉ đạt được chức quan nhỏ.
Vị trí nơi dòng nước phát sinh quái vị mà xuất hiện những chỗ đứt gãy tách rời hẳn nhau sẽ khiến tiêu quan mất chức.
Trước huyệt có dòng nước bao bọc thì mới cát, ngược lại hung, nhưng nước phải uốn lượn quanh co bao bọc thì tốt, nếu chạy ngang hoặc quay lưng vào mộ huyệt thì xấu
Thủy Khẩu:
Là nơi dòng nước chảy qua (chảy đến và chảy đi) phía trước minh đường.
Thủy khẩu sa là dòng chảy 2 bên sườn núi (núi ở giữa dòng).
Thủy khẩu nếu không có “sa” rất dễ tạo nên bố cục tư thế của dòng thủy thẳng tắp (xấu).
Phong tục xưa, ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm tổ chức yến tiệc ở bên sông (có lập miếu bên sông và yến lễ hàng năm) cho rằng việc này để cầu phúc lành, trừ tại họa.
Khúc Thủy:
Khúc thủy tốt gồm: “Cửu khúc long khê”, có nghĩa là có dòng nước 9 khúc chảy quanh co, như không muốn rời xa huyệt mộ (cửu khúc thủy) thì tốt
– Cửu khúc thủy: 9 khúc nhập minh đường
– Yêu đới thủy (dòng nước đai ngọc): là dòng nước chảy ngang trước mộ giống như đại ngọc quấn quanh co thì vinh hoa (tốt)
Khúc thủy xấu là dòng nước quay lưng vào mộ thường có mấy trường hợp sau:
– Củng Bối Thủy: là dòng nước chảy đến giữa núi Thái tổ rồi quay vòng lại trước huyệt mộ.
Dòng nước này gọi là dòng nước quay lưng vô tình,không hê lưu luyến với mộ (Xấu)
– Xung Tâm Thủy: là dòng nước chảy thẳng vào mộ (Xấu).
Dòng nước quay lưng vào mộ
– Lưu Nê Thủy: là dòng nước trước mộ chảy thẳng đi (Xấu). Đây là dòng nước chảy bỏ đi không quay đầu thì chủ ly hương, không ai giúp đỡ.
Dòng nước trước mộ thẳng
– Phản Khiêu Thủy: là dòng nước chảy ngược (Xấu). Dòng nước hình cong, chỉa lưng vào mộ
– Xa Hiệp Thủy: là dòng nước chảy thẳng vào 2 bên sườn, nguy hiểm (Xấu). Nếu đã trót đặt mộ rồi thì phải làm bình phong nhưng tốt nhất là không chọn mảnh đất này để đặt mộ.
Xa Hiệp Thủy có mấy trường hợp sau:
– Xa Hiệp Thủy – huyệt oa
– Xa Hiệp Thủy – huyệt kiềm (hình chữ u)
– Xa Hiệp Thủy – huyệt nhu
– Xa Hiệp Thủy – huyệt đột
Khúc Thủy trình bày ở trên là chỉ chỗ cong của dòng nước, của sông (kênh, mương), còn Công Vị là chỉ quan vị.
Công Vị Trong Khúc Thủy
Thế nào là Công vị trong khúc thủy?
Về ý nghĩa, công vị là lấy 4 người con trai kết hợp với Mạnh – Trọng – Thúc – Quí để giải nghĩa; nếu nơi khúc cong của dòng nước nằm ở các phương vị:
– Nhất Long: Tí – Dần – Thìn – Càn – Bính – Ất gọi là nhất long, là vị trí của người trưởng nam trong gia đình (vị khúc cong thứ 1 đại diện cho 1 đời được hưởng bổng lộc)
– Nhị Long: Ngọ – Thân – Tuất – Khôn – Nhâm – Tân gọi là nhị long, là vị trí của người con trai thứ 2 (vị khúc cong thứ 2 đại diện cho 2 đời được hưởng bổng lộc)
– Tam Long: Mão – Tỵ – Sửu – Cấn – Canh – Đinh gọi là tam long, là vị trí của người con trai thứ 3 (vị khúc cong thứ 3 này nếu nó phối hòa hợp với quái vị Phụ mẫu là đại diện cho sự giàu sang phú quí mãi mãi)
– Tứ Long: Dậu – Hợi – Mùi – Tốn – Quí – Giáp gọi là tứ long, là vị trí của người con trai thứ 4.
4 vị trí này được nhận biết căn cứ trên khúc cong của dòng nước.
Nếu vị trí điểm gấp khúc của dòng nước ở vào Thiên can thần vị thì sẽ được giàu sang phú quí
Nếu vị trí điểm gấp khúc của dòng nước ở vào Địa chi thần vị thì tại họa sẽ dần dần giáng xuống.